Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) hôm thứ Sáu (27/4) chính thức tuyên bố sẽ đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.
Theo bản kế hoạch chiến lược không gian của Nga đăng tải trên website của Rososmos, Mát-cơ-va đã lên kế hoạch các hoạt động thăm dò không gian sẽ được thực hiện trong các giai đoạn 2015, 2020, 2030 và sau năm 2030.
Theo đó, Roscosmos vẫn tiếp tục sử dụng một tàu vũ trụ không người lái để khám phá chị Hằng năm 2015 đồng thời gửi tàu vũ trụ có người lái lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Nga sẽ đưa tàu vũ trụ có người lái lên Mặt trăng năm 2030 (Ảnh: Ria Novosti)
Năm 2020, Nga cũng sẽ đưa Luna-Glob (Lunar Sphere) và Luna-Resurs, 2 tàu vũ trụ không người lái lên nghiên cứu Mặt trăng. Tuy nhiên, thời gian khởi hành chưa được ấn định vì các chuyên gia đang xem xét lại công nghệ lắp đặt 2 con tàu này. Được biết, Luna-Glob và Luna-Resurs sử dụng công nghệ tương tự với Phobos Grunt, tàu vũ trụ được thiết kế để lấy mẫu đất đá từ một vệ tinh của Sao Hỏa song không thể kích hoạt được động cơ đẩy để thoát khỏi quỹ đạo của Trái đất sau khi được phóng lên. Theo các chuyên gia, công nghệ này không có khả năng bảo vệ con tàu khỏi sự tấn công của bức xạ vũ trụ.
Cuối tháng 1 vừa qua, GĐ Cơ quan Vũ trụ Nga, ông Vladimir Popovkin tiết lộ kế hoạch sẽ thiết lập một cơ sở nghiên cứu có người lái trên Mặt trăng với các đối tác Châu Âu hoặc khởi động một trạm nghiên cứu trên quỹ đạo. “Hiện Nga đang phát triển “hệ thống vận chuyển có người lái đầy triển vọng” để đưa lên Mặt trăng”, ông Vladimir Popovkin nói.
Theo Đất Việt
Tin mới hơn
- Nga thất bại trong việc đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo
- Tàu Curiosity đáp xuống sao Hỏa thành công
- Xác định được hình dạng siêu tân tinh
- Việt Nam đón xem mưa sao băng vào rạng sáng 6/5
- ‘Siêu trăng’ lại sắp xuất hiện vào cuối tuần
Tin cũ hơn
- Cặp vệ tinh định vị của Trung Quốc bay lên vũ trụ
- Đào vàng từ thiên thạch
- Xác định hai ngôi sao lùn cổ xưa nhất trong vũ trụ
- Tranh cãi về ‘sự sống trên sao Hỏa’
- Nga hoãn một năm sứ mệnh Mặt Trăng Luna-Glob